VARs: Cần sớm có chuẩn mực “chính danh” về công trình xanh

Dù được nhiều chủ đầu quảng bá như một “chìa khóa” để nâng tầm giá trị các dự án bất động sản nhưng theo Hội môi giới bất động sản Việt Na...


Dù được nhiều chủ đầu quảng bá như một “chìa khóa” để nâng tầm giá trị các dự án bất động sản nhưng theo Hội môi giới bất động sản Việt Nam, đến nay, Việt Nam vẫn chưa có một hệ thống đánh giá được ban hành chính thức, có tính pháp lý.

VARs: Cần sớm có chuẩn mực “chính danh” về công trình xanh
Theo VARs, dù ngày càng trở thành xu hướng nhưng đến nay Việt Nam chưa có quy chuẩn được banhafnh chính thức về công trình xanh. Ảnh minh họa.

Theo VARs, việc xây dựng và phát triển công trình xanh là xu hướng tất yếu mà Việt Nam để hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng kinh tế xanh của Việt Nam.

Tại các thị trường bất động sản của các nước phát triển, đã có nhiều hệ thống đánh giá tiêu chuẩn công trình xanh đang được áp dụng như Edge (của tố chức IFC thuộc Ngân hàng Thế giới); Green Mark (Singapore), Leed (Mỹ),…

Tuy nhiên, hiện Việt Nam chưa có hệ thống đánh nào được cơ quan quản lý Nhà nước chính thức ban hành như một công cụ có tính pháp lý để đánh giá, quản lý “Công trình xanh”.

Cũng theo VARs, nhận thức về “công trình xanh” tại Việt Nam vẫn còn chưa chính xác. Hầu hết công trình xanh đều được mọi người hiểu phiến diện rằng “công trình xanh nghĩa là nhiều cây xanh”.

Tuy nhiên, ngoài kiến trúc xanh, công trình xanh phải đạt hiệu quả cao trong sử dụng năng lượng, nước, vật liệu… đảm bảo không tác động xấu tới sức khỏe người dân, giảm thiểu chất thải độc hại cho môi trường.

Do đó, VARs đề xuất Chính phủ cần đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, phổ biến thông tin về công trình xanh tại Việt Nam để chủ đầu tư, đơn vị thiết kế và thi công có nhận thức đầy đủ về các bộ tiêu chí áp dụng.

Bên cạnh đó, để có thể cấp chứng nhận cho công trình xanh phải có con số, định lượng hóa cụ thể các tiêu chí đưa ra. Tránh hiện tượng mượn nhãn dự án bất động sản xanh để gia tăng khả năng thu hút, xoay vòng vốn và mở rộng diện khách hàng.

Ngoài ra, theo VARs, để thu hút doanh nghiệp tham gia xây dựng và phát triển công trình xanh, hướng tới mục tiêu loại bỏ phát thải ròng trong tương lai, cần có cơ chế chính sách hỗ trợ công trình đạt tiêu chí xanh.

“Thay việc bỏ tiền đầu tư nhà máy điện, nhập khẩu than,… để tăng sản lượng điện bằng cách tiết kiệm điện, hỗ trợ cho các chủ đầu tư công trình xanh thông qua các gói tín dụng xanh với lãi suất ưu đãi, hỗ trợ tư vấn đầu tư, thiết kế,…” VARs khuyến nghị.

Nhiều chủ đầu tư nhận thức chưa đúng về công trình xanh

Theo VARs, để đạt được cam kết đặt ra về giảm phát thải khí nhà kính, thích ứng với biến đổi khí hậu, đòi hỏi sự tham gia tích cực và sự phối hợp toàn diện giữa chủ đầu tư, nhà phát triển cũng như ban quản lý, khách thuê. Hiện nay, rào cản lớn nhất của thị trường công trình xanh tại Việt Nam là nhận thức chưa đúng của chủ đầu tư về công trình xanh.

Đáng chú ý, dữ liệu tà VARs cũng cho thất hiện nhiều chủ đầu tư lo ngại việc xây dựng và phát triển công trình xanh sẽ khiến chi phí đầu tư tăng 20-30%, thậm chí cao hơn.

Tuy nhiên, theo các nghiên cứu trên thế giới, công trình xanh đòi hỏi tăng vốn đầu tư 3 – 8% so với đầu tư thông thường, nhưng sẽ tiết kiệm được từ 15 – 30% năng lượng sử dụng, giảm 30 – 35% lượng khí thải carbon, tiết kiệm từ 30 – 50% lượng nước sử dụng, 50 – 70% chi phí xử lý chất thải.

Thực tế cho thấy, những năm gần đây, thứ tự ưu tiên mua nhà của người dân đã có sự thay đổi, để có thể đi được lâu dài với thị trường, doanh nghiệp địa ốc buộc phải thay đổi theo nhu cầu của đại đa số khách hàng.

Nếu trước đây người dân đi mua nhà chỉ mong có được chốn an cư, đi lại thuận tiện, thì nay họ đã chú ý nhiều đến chất lượng chỗ ở. Dự án công trình xanh, chú trọng vào tiện ích, sức khỏe con người và môi trường xung quanh đang trở thành mối quan tâm hàng đầu với lượng bán tốt vượt trội so với những dự án khác.

“Các dự án công trình xanh mang lại hiệu quả cho nhiều chủ thể. Lợi ích rõ ràng của công trình xanh là giảm chi phí vận hành, làm gia tăng giá trị tài sản, hoàn vốn đầu tư nhanh, mang lại nhiều giá trị dài hạn cho doanh nghiệp bất động sản. Còn đối với người sử dụng, với mức giá mua cao hơn từ từ 3-8%, khách hàng có thể giảm chi phí điện nước từ 15-20%”, VARs nhận định.



Dự án xem nhiều:

Có thể bạn sẽ quan tâm:

Nguồn: https://ift.tt/KAUhCwB

Bài gốc: VARs: Cần sớm có chuẩn mực “chính danh” về công trình xanh

Related

Tin tức 756016353933730994

Xem nhiều

Mới đăng

item
- MENU -