[Podcast] Bản tin 7 ngày địa ốc: Doanh nghiệp lớn ngành xây dựng cũng lớn đối mặt nguy cơ phá sản

Khó khăn về vốn, nợ xấu… có thể dẫn đến nguy cơ phá sản của nhiều doanh nghiệp xây dựng kể cả những doanh nghiệp lớn. Tại Mỹ, sau sự sụp đ...


Khó khăn về vốn, nợ xấu… có thể dẫn đến nguy cơ phá sản của nhiều doanh nghiệp xây dựng kể cả những doanh nghiệp lớn. Tại Mỹ, sau sự sụp đổ của một số ngân hàng, tín dụng vào bất động sản có thể sẽ bị siết.

[Podcast] Bản tin 7 ngày địa ốc: Doanh nghiệp lớn ngành xây dựng cũng lớn đối mặt nguy cơ phá sản
Khó khăn của các doanh nghiệp xây dựng có thể kéo dài sang cả 2024.

Doanh nghiệp xây dựng khó chồng khó, Hiệp hội Nhà thầu xây dựng tiếp tục đề xuất đưa tranh chấp trong hợp đồng xây dựng vào Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu

Theo ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Hiệp Hội nhà thầu Xây dựng Việt Nam (VACC), các doanh nghiệp xây dựng đang đối mặt với nhiều khó khăn trong năm nay và có thể kéo dài sang cả 2024.  

Hiện nay chỉ số ít nhà thầu đủ điều kiện tham gia các công trình vốn đầu tư công, đặc biệt các công trình hạ tầng kỹ thuật cao tốc Bắc Nam như Tổng công ty Vinaconex, Tổng công ty Trường Sơn, Tổng công ty 319, Đèo Cả, Đạt Phương… còn các công ty chuyên về xây dựng dân dụng làm các công trình vốn ngoài ngân sách đang rất khó khăn cả về công việc và khả năng thanh toán.

Chủ tịch VACC nhấn mạnh đến nợ xấu của ngành xây dựng, cho rằng các nhà thầu Việt Nam vốn nhỏ mà đặc điểm xây dựng là phải vay tiền ngân hàng ứng vốn làm trước rồi mới được chủ đầu tư thanh toán sau. Do đó, nếu chủ đầu tư chậm trả thì nhà thầu vừa không có tiền trả vật tư, nhân công vừa phải lo lãi vay ngân hàng.

Thực tế, việc xử lý tranh chấp giữa các bên liên quan trong hợp đồng xây dựng đang được giải quyết bằng Luật Dân sự, điều này dẫn đến có những tranh cấp kéo dài cả chục năm mà không giải quyết được

Đại diện VACC cho biết đã nhiều lần kiến nghị với các bộ chuyên ngành, Chính phủ, Quốc hội là cần đưa vấn đề này vào các luật chuyên ngành như Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu để đảm bảo quyền bình đẳng cho các nhà thầu xây dựng trước các chủ đầu tư .

Khủng hoảng ngân hàng Mỹ nguy cơ lan sang thị trường bất động sản

Hai ngân hàng Silicon Valley (SVB) và Signature Bank đã sụp đổ, ngân hàng First Republic cũng đang chao đảo trong nhiều ngày. Cả Signature và First Republic đều là những chủ nợ lớn của các công ty xây dựng, công ty quản lý cao ốc văn phòng, căn hộ cho thuê, trung tâm thương mại và các loại bất động sản thương mại khác.

First Republic có danh mục cho vay lớn thứ 9 trên thị trường bất động sản Mỹ. Trong khi đó, trước khi sụp đổ, Signature là chủ nợ lớn thứ 10 của các doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực bất động sản.

Các ngân hàng hạng trung như Signature và First Republic không chỉ cung cấp phần lớn các khoản vay bất động sản thương mại cho các doanh nghiệp, mà còn là một phần của thị trường lớn hơn nhiều. Các ngân hàng này thường gói ghém các khoản cho vay thành các sản phẩm tài chính phái sinh và bán cho các nhà đầu tư. Đây là cách để các ngân hàng huy động thêm tiền để thực hiện các khoản vay mới.

Điều này đồng nghĩa động thái cắt giảm cho vay có thể ảnh hưởng tới rất nhiều nhà đầu tư.

ezgif.com_webp_to_jpg_45_.jpg
Ngành bất động sản thương mại tại Mỹ bị ảnh hưởng nặng nền bởi cuộc khủng hoảng ngân hàng. Ảnh: New York Times.

Theo Matthew Anderson, Giám đốc điều hành tập đoàn dữ liệu bất động sản Trepp, sau các đợt tăng lãi suất của Fed, tín dụng dành cho bất động sản đã suy giảm. Và nhiều khả năng các ngân hàng sẽ còn cắt giảm cho vay hơn nữa sau vụ sụp đổ của SVB và Signature.

Daniel Klein, Chủ tịch công ty quản lý bất động sản Klein Enterprises, cũng dự đoán các điều khoản vay cho bất động sản thương mại sẽ bị siết chặt hơn trong những tháng tới, giữa bối cảnh các ngân hàng hạng trung lao đao sau sự sụp đổ của SVB và Signature.

“Các ngân hàng sẽ cẩn trọng hơn so với 6-9 tháng trước”, ông Klein nói.

Doanh nghiệp địa ốc Trung Quốc lỗ 1 tỷ USD trong năm 2022

Nhà phát triển bất động sản lớn nhất Trung Quốc, Country Garden Holdings, dự kiến ghi nhận khoản lỗ lên tới 1 tỷ USD trong năm 2022 do những bất ổn trên thị trường địa ốc. 

Trước đó, nhà phát triển địa ốc CIFI cũng công bố khoản lỗ lên tới 2 tỷ USD trong năm 2022.

Những kết quả này cho thấy các công ty bất động sản đang gặp nhiều khó khăn trong bối cảnh thị trường tiếp tục suy yếu trong dài hạn, bất chấp những nỗ lực của giới chức Bắc Kinh trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng nợ.

Một số tin đáng chú ý khác

Sẽ có thêm 2 tuyến đường nối Bình Dương và TP.HCM

UBND tỉnh Bình Dương đang phối hợp UBND TP.HCM triển khai 2 dự án giao thông kết nối đặc biệt quan trọng tại cửa ngõ.

Đầu tiên là dự án Nút giao Sóng Thần (thuộc phường An Bình, TP.Dĩ An, Bình Dương) với đường Phạm Văn Đồng (thuộc TP.Thủ Đức, TP.HCM) dài khoảng 1.2 km. Dự án này có tổng mức đầu tư dự kiến hơn 3.800 tỷ đồng. 

Dự án thứ 2 là Dự án nâng cấp, mở rộng đường An Bình có chiều dài gần 1,4 km. Tổng mức đầu tư dự án này theo đề xuất là 1.693 tỷ đồng.

Tuyến Cao Lãnh – Rạch Sỏi nối Đồng Tháp và Cần Thơ sẽ được nâng cấp thành cao tốc 

Bộ GTVT đã phê duyệt đầu tư 950 tỷ đồng vào tuyến Cao Lãnh – Lộ Tẻ (nối Đồng Tháp và Cần Thơ) dài gần 29 km để nâng cấp thành cao tốc. Dự án dự kiến khởi công quý 3/2023 và hoàn thành năm 2025.

Phê duyệt tổng mức đầu tư hơn 15.700 tỷ đồng cho dự án cao tốc Khánh Hòa- Buôn Ma Thuột 

UBND tỉnh Khánh Hòa và Bộ GTVT đã phê duyệt hơn 15.700 tỷ đồng để đầu tư dự án thành phần 1 và thành phần 2 của dự án cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột.

Trong đó, dự án thành phần 1 có tổng mức đầu tư hơn 5.300 tỷ đồng, dài 31,5 km đi qua thị xã Ninh Hòa. 

Dự án thành phần 2 có tổng mức đầu tư 10.436 tỷ đồng, tổng chiều dài tuyến khoảng 37 km, đi qua thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa và các huyện M’Đrắk, Krông Bông, Ea Kar của tỉnh Đắk Lắk.

Dự án cao tốc Khánh Hòa- Buôn Ma Thuột có tổng chiều dài 117,5 km, vận tốc thiết kế 100km/h và tổng mức đầu tư gần 22.000 tỷ đồng. Theo tiến độ, dự án sẽ hoàn thành một số đoạn có lượng lưu thông lớn vào năm 2025, hoàn thành toàn tuyến vào 2026 và đưa vào khai thác năm 2027.

Hai huyện ngoại thành Hà Nội chuẩn bị đấu giá gần 40 lô đất, giá khởi điểm cao nhất 10 tỷ đồng/lô

Công ty đấu giá hợp danh số 5 – Quốc gia vừa thông báo đấu giá 22 thửa đất của Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Sóc Sơn. Các thửa đất có diện tích 89-200 m2 nằm tại thôn Dược Thượng, xã Tiên Dược, huyện Sóc Sơn. Giá khởi điểm là 45-49,7 triệu đồng/m2, thửa đất 200m2 có giá khởi điểm gần 10 tỷ đồng. Buổi đấu giá được tổ chức vào ngày 15/4 tới đây.

Tại Thạch Thất, Công ty đấu giá hợp danh số 5 – Quốc gia cũng vừa thông báo đấu giá 15 thửa đất diện tích 134,5-163 m2 tại khu Đồng Cháy, xã Hương Ngải,. Giá khởi điểm là 4,99-6,71 tỷ đồng/thửa. Buổi đấu giá sẽ diễn ra vào ngày 7/4 tới.

FLC bị đề nghị thu hồi một phần dự án bất động sản ở Hạ Long

UBND thành phố Hạ Long vừa đề nghị UBND tỉnh Quảng Ninh xem xét, quyết định thu hồi đất dự án Khu đô thị tại phường Hà Khánh, TP Hạ Long của CTCP Tập đoàn FLC. Lý do thu hồi là Công ty FLC không thực hiện hiện nghĩa vụ nộp tiền vào ngân sách nhà nước, tổng số tiền nợ ngân sách đã trên 97 tỷ đồng. 

Quận Thanh Xuân, Hà Nội có thêm 4 dự án chung cư được triển khai trong năm nay

Theo Kế hoạch sử dụng đất năm 2023 của quận Thanh Xuân vừa được UBND TP Hà Nội phê duyệt, quận này sẽ có 4 dự án bất động sản sắp được triển khai.

Thứ nhất là dự án đầu tư xây dựng công trình thuộc ô đất A12 – Nguyễn Xiển tại phường Kim Giang do liên danh CTCP đầu tư phát triển Nhà Hào Nam làm chủ đầu tư. Nhu cầu đất năm nay của dự án là 1,5 ha. Dự án bao gồm nhà ở biệt thự thấp tầng và công trình được xây cao 48 tầng.

Thứ hai là dự án Trung tâm thương mại, văn phòng làm việc và nhà ở để bán tại phường Hạ Đình do CTCP Động Lực làm chủ đầu tư. Năm nay, nhu cầu sử dụng đất của dự án là 0,32 ha. Dự án này có tên thương mại là Động Lực Tower nằm tại 130 Hạ Đình, là tòa nhà cao 24 tầng với 156 căn hộ.

Thứ ba là dự án Xây dựng khu đô thị mới Phùng Khoang trên địa bàn phường Nhân Chính do Tổng Công ty đầu tư và phát triển nhà Hà Nội làm chủ đầu tư. Nhu cầu sử dụng đất trong năm nay là 0,59 ha.

Thứ tư là dự án Khu đô thị mới Hạ Đình tại phường Hạ Đình do CTCP xây dựng lắp máy điện nước Hà Nội (Haweico) làm chủ đầu tư. Dự án được điều chỉnh chủ trương đầu tư vào tháng 6/2022, dự kiến hoàn thành vào quý III/2024.

Đề xuất tăng mức đầu tư cầu Rạch Miễu 2 thêm 1.600 tỷ đồng

Chủ đầu tư dự án cầu Rạch Miễu 2 đã đề nghị điều chỉnh tăng mức đầu tư dự án thêm 1.600 tỷ đồng để giải phóng mặt bằng tại hai địa phương Tiền Giang và Bến Tre. Qua đó, tổng mức đầu tư dự án được điều chỉnh từ 5.200 tỷ đồng lên 6.800 tỷ đồng. 

Tổng mức đầu tư tăng được chủ đầu tư lý giải do diện tích giải phóng mặt bằng dự án tăng thêm 3 ha, số hộ tái định cư phát sinh thêm gần 40 hộ. Ngoài ra, giá đất bồi thường tỉnh Tiền Giang tăng từ 8 triệu đồng một m2 lên hơn 26 triệu đồng một m2; giá đất tỉnh Bến tre có đơn giá và hệ số tăng gấp 6-20 lần.

Cầu Rạch Miễu 2 bắc qua sông Tiền, dài 17,6 km, phần cầu dài gần hai km, rộng 21,5 m, 4 làn xe, vận tốc thiết 80 km/h, nằm cách cầu Rạch Miễu hiện hữu gần 4 km. Dự án khởi công vào tháng 3/2022, dự kiến hoàn thành sau ba năm, khi hoàn thành sẽ “chia lửa” với cầu hiện hữu vốn thường xảy ra ùn tắc, quá tải.



Dự án xem nhiều:

Có thể bạn sẽ quan tâm:

Nguồn: https://ift.tt/WmgneS8

Bài gốc: [Podcast] Bản tin 7 ngày địa ốc: Doanh nghiệp lớn ngành xây dựng cũng lớn đối mặt nguy cơ phá sản

Related

Tin tức 490002456119863798

Xem nhiều

Mới đăng

item
- MENU -