Một số doanh nghiệp bất động sản trong danh sách 54 doanh nghiệp chậm thanh toán gốc, lãi trái phiếu có thông tin phản hồi

Ngay sau khi bị nêu tên trong danh sách 54 doanh nghiệp từng chậm thanh toán gốc, lãi trái phiếu của HNX, Địa ốc Sài Gòn Thương Tín, Bất đ...


Ngay sau khi bị nêu tên trong danh sách 54 doanh nghiệp từng chậm thanh toán gốc, lãi trái phiếu của HNX, Địa ốc Sài Gòn Thương Tín, Bất động sản Hà An… đã có thông tin phản hồi.

Một số doanh nghiệp bất động sản trong danh sách 54 doanh nghiệp chậm thanh toán gốc, lãi trái phiếu có thông tin phản hồi

Sau khi Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) thông báo danh sách 54 doanh nghiệp chậm thanh toán gốc, lãi trái phiếu trong khoảng thời gian từ ngày 16/09/2022 đến 31/01/2023. Liên quan đến vấn đề này, một số doanh nghiệp đã có văn bản làm rõ về tình hình lãi, gốc trái phiếu . 

Cụ thể, ngày 24/2, CTCP Đầu tư Kinh doanh Bất động sản Hà An (công ty con của Tập đoàn Đất Xanh) đã có văn bản gửi HNX thông tin về tình hình thanh toán gốc, lãi trái phiếu của kỳ báo cáo năm 2022. Cụ thể, trong năm 2022, BĐS Hà An đã thanh toán gốc, lãi của 5 lô trái phiếu gồm HAAN201910-04, HAAN201910-05, HAAN201910-06, HAAN201910-07, HAACB2124001.

Đặc biệt với lô trái phiếu HAAN201910-07, Bất động sản Hà An có văn bản riêng phản hồi về tình hình dư nợ gói trái phiếu này. Công ty cho biết HAAN20191007 được phát hành ngày 23/10/2019 và đáo hạn vào ngày 23/10/2022. Tuy nhiên ngày 23/10/2022 không phải là ngày làm việc nên theo các điều khoản và điều kiện của trái phiếu, ngày đến hạn được xác định vào ngày làm việc tiếp theo, tức là 24/10/2022. Vào ngày 26/10/2022, Hà An đã thực hiện thanh toán toàn bộ gốc lãi của trái phiếu nêu trên.

Cùng nằm trong danh sách chậm thanh toán gốc, lãi trái phiếu, CTCP Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (TTC Land, mã: SCR) có văn bản gửi HNX khẳng định công ty không còn dư nợ trái phiếu, đã tất toán cả nợ lãi và gốc lô trái phiếu SCRBOND2019 vào ngày 23/11/2022, ngay một ngày sau ngày đáo hạn.

Bên cạnh 2 doanh nghiệp địa ốc trên, CTCP Quốc tế Sơn Hà và CTCP Khu công nghiệp Kỹ thuật cao An Phát cũng có văn bản gửi HNX cho biết đã có thỏa thuận riêng với trái chủ về lịch trả nợ. 

Cụ thể, CTCP Quốc tế Sơn Hà (mã chứng khoán: SHI) công bố thông tin về lịch mua lại trước hạn lô trái phiếu trị giá 280 tỷ đồng. Theo đó, lô trái phiếu duy nhất của công ty có 1 trái chủ, giữa trái chủ và Sơn Hà đã thống nhất lịch mua lại với 5 đợt tại các ngày 18/1 (42 tỷ đồng), 30/4 (28 tỷ đồng), 30/6 (38 tỷ đồng), 30/9 (38 tỷ đồng) và 29/12 (134 tỷ đồng). Do đó, ngày 18/1, Sơn Hà đã thực hiện mua lại trước hạn 42 tỷ đồng (tương đương 15% mệnh giá trái phiếu).

CTCP Khu công nghiệp kỹ thuật cao An Phát (APC) có văn bản giải trình rằng, tại thời điểm lập báo cáo danh doanh nghiệp chậm trả lãi cho trái chủ, APC có 2 mã trái phiếu chưa đáo hạn gồm APC_BOND_01_Đ1 và APPCH2124001. Theo báo cáo tình hình thanh toán gốc lãi trái phiếu được lập cho giai đoạn từ 1/10/2022 đến ngày 22/12/2022, công ty phát sinh việc chậm thanh toán gốc lãi trái phiếu với gói APC_BOND_01_Đ1 chậm 18 ngày và gói APPCH2124001 chậm 3 ngày. 

Việc chậm thanh toán nêu trên đã được công ty thông báo và thỏa thuận với các trái chủ trên cơ sở tuân thủ các điều khoản hợp đồng, đảm bảo quyền và lợi ích của các bên. Tính đến thời điểm hiện nay, công ty đã thanh toán đầy đủ lãi đến hạn của các trái phiếu nêu trên.

Nói thêm về tình hình trả nợ trái phiếu của các doanh nghiệp, trong danh sách 54 doanh nghiệp trễ hẹn trả gốc, lãi trái phiếu có 34 doanh nghiệp bất động sản – xây dựng. Trong đó có các doanh nghiệp thuộc nhóm Đất Xanh, nhóm Hưng Thịnh, nhóm LDG, Đầu tư Hải Phát, DRH Holdings, Danh Khôi…



Dự án xem nhiều:

Có thể bạn sẽ quan tâm:

Nguồn: https://ift.tt/hIAYUEN

Bài gốc: Một số doanh nghiệp bất động sản trong danh sách 54 doanh nghiệp chậm thanh toán gốc, lãi trái phiếu có thông tin phản hồi

Related

Tin tức 8375951934880128093

Xem nhiều

Mới đăng

item
- MENU -