TP.HCM muốn đánh thuế bất động sản thứ 2, cơ hội nào cho người dân chưa có nhà?

“Đề xuất thí điểm đánh thuế bất động sản thứ 2 trở lên của TP.HCM giúp người chưa có nhà ở dễ tiếp cận bất động sản thì tôi nghĩ chưa chắc...


“Đề xuất thí điểm đánh thuế bất động sản thứ 2 trở lên của TP.HCM giúp người chưa có nhà ở dễ tiếp cận bất động sản thì tôi nghĩ chưa chắc”, ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt, Giám đốc nhà ở CBRE Việt Nam nhận định.

TP.HCM muốn đánh thuế bất động sản thứ 2, cơ hội nào cho người dân chưa có nhà?
TP.HCM dự kiến tăng thu ngân sách Nhà nước trên 2.000 tỷ đồng/năm khi việc đánh thuế bất động sản thứ 2 được đưa vào thực hiện.

Vừa qua, TP.HCM đề xuất chủ trương cho thí điểm thu thuế với quyền sử dụng đất và sở hữu tài sản trên đất của bất động sản thứ hai trở lên, với hai lý do chính được đưa ra: Thứ nhất, đánh thuế giúp hạn chế đầu cơ bỏ hoang nhà, đất trong dự án bất động sản, gây lãng phí nguồn lực xã hội. Thứ hai, khoản thuế này sẽ giúp thành phố có thêm nguồn thu ngân sách để tái đầu tư phát triển.

Chia sẻ với Markettimes ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt, Giám đốc nhà ở CBRE Việt Nam cho biết việc đánh thuế bất động sản thứ 2 của TP.HCM sẽ mang đến những lợi ích tích cự như tăng thu ngân sách Nhà nước, hạn chế giao dịch đầu cơ.

Tuy nhiên, đề xuất này sẽ gây ảnh hưởng lớn đến thị trường BĐS TP như gián tiếp đẩy nhà nhà thứ cấp lên cao, làm giảm nhu cầu đầu tư, giảm nhịp phát triển của thị trường chung….

Theo Giám đốc nhà ở CBRE Việt Nam, việc đánh thuế cho bất động sản thứ 2 là nhắm vào nhóm người có thu thập cao, mua nhà với mục đích đầu tư (có thể là lướt sóng ngắn hạn hoặc dài hạn), mua làm của để dành, mua khai thác cho thuê.

ong-vo-huynh-tuan-kiet.jpg
Ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt, Giám đốc nhà ở CBRE Việt Nam việc đánh thuế bất động sản thứ 2 không đồng nghĩa với việc khách hàng chưa có nhà ở dễ tiếp cận bất động sản.

Theo lý thuyết, nhóm nhà đầu tư có nhu cầu mua đầu tư lướt sóng ngắn hạn là sẽ “bị” tác động mạnh bởi chính sách này nhiều nhất so với những nhóm khác.

Điều này phần nào đó hạn chế việc sốt ảo của thị trường. Tuy nhiên, rất nhiều giao dịch trong quá trình sốt nhà đất ảo được thực hiện theo kiểu “sang tay” để lấy chênh lệch. Điều này nằm ngoài khả năng ảnh hưởng của loại thuế này.

Ông Tuấn Kiệt cho biết thêm, đối với các nhóm khác không vì phải chịu thuế bất động sản thứ 2 mà họ lại bỏ đi nhu cầu mua bất động sản của mình.

Hơn thế nữa, việc nhà đầu tư phải chịu thuế cao hơn sẽ gián tiếp đấy mức giá bán lại của các sản phẩm này lên cao hơn.

Ngoài ra, không loại trừ trường hợp việc các nhóm này có thể dùng cách phương cách lách luật để kiếm người sở hữu “thay” sau đó vẫn tiến hành giao dịch như bình thường.

“Về ý kiến cho rằng khách hàng chưa có nhà ở dễ tiếp cận bất động sản thì tôi nghĩ chưa chắc. Vì ngay cả trường hợp số lượng khách hàng mua nhà bị giảm (do chịu thuế tài sản thứ 2) thì giá nhà sẽ giảm bao nhiêu %? Sau khi giảm rồi thì có chắc những người chưa có nhà sẽ được mua nhiều hơn. Hiện tại chúng ta thấy giá nhà sơ cấp tăng cao do nhiều yếu tố chi phí của chủ đầu tư, giới hạn nguồn cung… người mua nhà không mua được vì lãi suất cao, khả năng tiếp cận vốn vay rất khó, nguồn sản phẩm giá thấp cạn kiệt. Chính vì thế, hiệu quả khi áp dụng chính sách này còn là một câu hỏi lớn. Và cần phải có một lộ trình phù hợp …” ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt, Giám đốc nhà ở CBRE Việt Nam nhận định.

Thu ngân sách Nhà nước trên 2.000 tỷ đồng/năm

TP.HCM đề xuất, tăng tỷ lệ thu lệ phí trước bạ khi mua, nhận chuyển nhượng BĐS thứ hai trở lên từ 0,5% giá trị chuyển nhượng lên 2%. Đồng thời, tăng mức thu tối đa một hồ sơ chuyển nhượng từ 500 triệu đồng lên 1 tỷ đồng.

Trường hợp được triển khai, TP.HCM dự kiến tăng thu ngân sách Nhà nước trên 2.000 tỷ đồng/năm.



Dự án xem nhiều:

Có thể bạn sẽ quan tâm:

Nguồn: https://ift.tt/mAlFvk9

Bài gốc: TP.HCM muốn đánh thuế bất động sản thứ 2, cơ hội nào cho người dân chưa có nhà?

Related

Tin tức 4780284707761243604

Xem nhiều

Mới đăng

item
- MENU -