Mãi “loay hoay” chuyện siết hay không siết bất động sản trong khi nhà ở xã hội vẫn “đứng ngồi không yên”

Mặc dù, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nói không siết cho vay đối với bất động sản, nhưng mặt bằng lãi suất cho vay đang ở mức cao, cộng với...


Mặc dù, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nói không siết cho vay đối với bất động sản, nhưng mặt bằng lãi suất cho vay đang ở mức cao, cộng với vướng mắc thủ tục pháp lý vẫn đang là rào cản đối với các dự án nhà ở xã hội.

Mãi “loay hoay” chuyện siết hay không siết bất động sản trong khi nhà ở xã hội vẫn “đứng ngồi không yên”
Trong khi NHNN nói ưu tiên cho nhà ở xã hội, nhưng hiện các doanh nghiệp xây dựng nhà ở xã hội vẫn đang khó khăn về nguồn vốn. (Ảnh: marketTimes).

Tại hội nghị tín dụng bất động sản do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa tổ chức, các doanh nghiệp đều lên tiếng khó khăn lớn nhất hiện nay là vốn vay và pháp lý dự án.

Đặc biệt, ông Phạm Thiếu Hoa, Chủ tịch HĐQT Vinhomes kiến nghị NHNN và các ngân hàng thương mại cần làm rõ, bổ sung các quy định, tháo gỡ các điểm vướng mắc khi vay vốn, đó là: Mục đích vay vốn, lãi suất vay vốn và tài sản đảm bảo.

Trước các vấn đề bất cập này, phía đại diện Vietcombank cho rằng, tín dụng hiện nay các ngân hàng thận trọng đối với loại hình bất động sản nhà cao cấp, biệt thự biển có giá lớn.

Còn đại diện TPBank cho biết, ngân hàng này rất khuyến khích lượng người vay tiền mua nhà, nhưng nhu cầu tín dụng ngay từ đầu năm khá là thấp, dòng tiền thu được từ bán bất động sản đang bị chững lại. Do đó nếu có cho khách hàng cơ cấu lại nợ, cho họ gia hạn thêm trong thời hạn nhất định thì đó cũng là điều rất cần.

Ghi nhận những đề xuất của ngân hàng, doanh nghiệp, Thống đốc NHNN khẳng định hiện đang là thời điểm đầu năm nên không thiếu hạn mức cho vay. NHNN lựa chọn cho vay theo chính sách tiền tệ linh hoạt, ưu tiên cho từng phân khúc nhà ở.

“Chính phủ rất khuyến khích cho vay xây, mua nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, nhà ở giá rẻ. NHNN cũng tạo điều kiện và khuyến khích doanh nghiệp tham gia vào loại hình nhà ở này”, bà Nguyễn Thị Hồng nói.

Riêng với việc các doanh nghiệp đề xuất giảm lãi suất cho vay, NHNN cho biết sẽ có chính sách điều hành phù hợp với diễn biến thị trường, đồng thời khẳng định sẽ cố gắng giảm không chỉ cho lĩnh vực bất động sản vay mà cả với các lĩnh vực khác.

Như vậy có thể thấy, NHNN vẫn khẳng định cấp vốn và cho vay những dự án tốt, dự án nhà ở xã hội, giá rẻ. Đồng thời, cũng khẳng định ưu tiên vốn cho nhà ở xã hội, nhà ở công nhân.

Theo NHNN, tín dụng dành cho nhà ở thực chiếm 62% dư nợ, tỷ trọng cho vay nhà ở xã hội mới chỉ 0,7% trong khi đây lại là lĩnh vực được khuyến khích, dành cho người thu nhập trung bình và thấp. Nguyên nhân được nhiều chuyên gia chỉ ra là do thị trường khát nguồn cung, không có nhiều dự án để triển khai. Do đó cần có giải pháp hỗ trợ cho phân khúc này.

Thực tế, ngay tại Hà Nội, vài năm trở lại dây không có một dự án nhà ở xã hội nào được mở bán mới, trừ một số dự án nhà ở xã hội mở bán nhưng còn lại một số ít căn. Một số dự án đã có quỹ đất nhưng vẫn gặp khó về thủ tục pháp lý.

Trong năm 2023 các doanh nghiệp kỳ vọng những doanh nghiệp gặp khó khăn về mặt pháp lý sẽ được tháo gỡ, nguồn cung sẽ được tăng cho thị trường và tạo điều kiện cho những người thu nhập thấp được mua với giá phùhợp.

Chị Hoàng Thị Thu Anh là giáo viên tiểu học ở quận Nam Từ Liêm chia sẻ, chị đã tìm mua nhà ở xã hội vài năm nay. Trường hợp, nếu năm nay có dự án mở bán thì nỗi lo khác lại chồng lên, khi lãi suất vay mua nhà hiện đang ở mức trên 10%/năm khiến gia đình chị không thể trả lãi hàng tháng được.

Vì theo quy định, mức thu nhập dưới 11 triệu đồng/tháng là mức không phải đóng thuế thu nhập cá nhân thì mới đủ điều kiện mua nhà ở xã hội. Nhưng với mức lãi vay như hiện nay thì người thu nhập thấp không trả lãi hàng tháng được. Chị rất mong Chínhphủ và NHNN có chính sách cho người mua nhà ở xã hội được tiếp cận với nguồn vay ưu đãi, hoặc có gói tài chính tương tự như 30.000 tỷ đồng trước đây.

Hiện nay, đối với các doanh nghiệp đang triển khai dự án nhà ở xã hội họ chỉ mong lãi suất được điều chỉnh hợp lý chứ không mong muốn gói vay ưu đãi nào tốt hơn.

Hồi giữa năm 2022, nhiều “ông lớn” bất động sản đăng ký xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội, nhưng tới nay rất ít dự án được khởi công xây dựng do ách tắc pháp lý cũng như thiếu nguồn vốn để triển khai.

Trong cuộc họp, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nói không siết cho vay đối với bất động sản, nhưng mặt bằng lãi suất cho vay đang ở mức cao, cộng với vướng mắc thủ tục pháp lý vẫn đang là rào cản đối với các dự án nhà ở xã hội.

Về vấn đề này, Hiệp hội Bất động sản TP. HCM cũng cho biết, ngoài vấn đề về vốn vay, huy động vốn, thì 70% tập trung khó khăn ở thủ tục pháp lý. Vì thế hiệp hội và các doanh nghiệp bất động sản đề xuất, NHNN cùng các bộ có liên quan cần có giải pháp đồng bộ tháo gỡ.

Tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản cũng là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ gần đây trong cuộc họp với NHNN nhân dịp đầu xuân Quý Mão 2023 vừa qua. Thủ tướng cho rằng, gỡ khó cho thị trường bất động sản là góp phần khơi thông cho thị trường TPDN. Bởi vốn ngân hàng cơ bản là nguồn vốn ngắn hạn, còn bất động sản lại là vốn dài hạn nên cần có giải pháp đồng bộ để phát triển thị trường bền vững.



Dự án xem nhiều:

Có thể bạn sẽ quan tâm:

Nguồn: https://ift.tt/p9gN0qt

Bài gốc: Mãi “loay hoay” chuyện siết hay không siết bất động sản trong khi nhà ở xã hội vẫn “đứng ngồi không yên”

Related

Tin tức 1484634914218403596

Xem nhiều

Mới đăng

item
- MENU -