Gói 120.000 tỷ đồng có giải được “cơn khát” về vốn cho thị trường bất động sản?
Chuyên gia cho rằng, mặc dù gói 120.000 tỷ đồng hỗ trợ mức lãi suất không phải là cao, nhưng phần nào sẽ giải được cơn khát về nguồn vốn. ...
Chuyên gia cho rằng, mặc dù gói 120.000 tỷ đồng hỗ trợ mức lãi suất không phải là cao, nhưng phần nào sẽ giải được cơn khát về nguồn vốn. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng cần triển khai kịp thời, mở thêm ngân hàng cho vay và mở thêm đối tượng doanh nghiệp xây dựng để nhiều người có thể được tiếp cận.
Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc “tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững”, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, 4 ngân hàng quốc doanh đã thống nhất sẵn sàng vào cuộc với gói tín dụng 120.000 tỷ đồng dành cho xây dựng dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân. Lãi suất cho vay sẽ thấp hơn 1,5 – 2% lãi suất cho vay bình quân của các ngân hàng trên thị trường trong từng thời kỳ và nếu triển khai thuận lợi, thị trường bất động sản sẽ có thêm những tác động tích cực.
Nhìn lại thực tế ở giai đoạn trước, gói 30.000 tỷ đồng hỗ trợ về nhà ở cho người có thu nhập thấp và cho các chủ đầu tư vay để tạo nguồn hàng hóa, tiến độ giải ngân rất chậm.
Hay năm 2022, Quốc hội quyết nghị sử dụng tối đa 40.000 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước để hỗ trợ lãi suất (2%/năm). Tuy nhiên, báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho thấy, đến hết năm 2022, giải ngân chính sách hỗ trợ 2% lãi suất mới đạt hơn 134 tỷ đồng, tương đương hơn 0,3% tổng nguồn lực.
Bàn về tốc độ giải ngân của các gói hỗ trợ, chuyên gia kinh tế – PGS. TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng, để xét duyệt và triển khai được kịp thời, doanh nghiệp chưa đưa ra được phương án hoạt động, kinh doanh hiệu quả để ngân hàng có thể xét duyệt nhanh chóng.
Bên cạnh đó, phía ngân hàng thiếu sự linh động, chưa đưa ra được tiêu chí đánh giá cụ thể về doanh nghiệp. Hơn nữa, là tâm lý lo lắng, thận trọng việc hậu kiểm nên tốc độ giải ngân các gói hỗ trợ đều chậm hơn kỳ vọng của doanh nghiệp và người dân.
Khó nhất của phát triển nhà ở xã hội hiện nay là quỹ đất, các địa phương phải chủ động giải quyết được vấn đề này thì mới nhanh chóng hoàn thành mục tiêu phát triển hơn 1 triệu căn nhà ở xã hội từ nay đến 2030.
Đặc biệt, cần có thêm nhiều chính sách ưu đãi cho chủ đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, đơn giản về thủ tục pháp lý, giảm chi phí thủ tục hành chính để doanh nghiệp sớm đưa ra sản phẩm, giảm bớt nguy cơ ứ đọng vốn trong tài sản.
Một số chuyên gia cho rằng, thực tế nhiều gói hỗ trợ ở thượng tầng yêu cầu đơn giản hoá thủ tục, hướng dẫn doanh nghiệp và người dân vay thuận tiện. Tuy nhiên, câu chuyện dòng vốn có thực sự hấp thụ vào phân khúc này hay không mới là vấn đề tiếp theo để bàn.
Ngoài ra, lãi suất thấp hơn lãi suất thị trường 1,5-2% sẽ có nhiều đối tượng “lách” để được vay, hoặc tránh để tình trạng “bắt tay ngầm” giữa doanh nghiệp và ngân hàng để được vay nhưng thực tế lại không phải đầu tư vào nhà ở xã hội.
Ông Nguyễn Anh Đức, Công ty Bất động sản ABland đánh giá, so với hỗ trợ 30.000 tỷ đồng được đưa ra năm 2013 thì gói 120.000 tỷ đồng này có room lớn gấp 4 lần nên thực sự là một tín hiệu tốt cho phân khúc nhà ở xã hội, nhà ở công nhân nói riêng, thị trường bất động sản nói chung; đồng thời lãi suất cho vay ưu đãi được điều chỉnh linh động phù hợp lãi suất bình quân liên ngân hàng.
Trước đây, gói hỗ trợ lãi suất 30.000 tỷ đồng là cú huých cho thị trường bất động sản, giúp giải bài toán dư cung của chủ đầu tư và thiếu vốn của người dân, nên sau khi gói hỗ trợ kết thúc thì thị trường khởi sắc rõ ràng. Đến nay, gói hỗ trợ lãi suất 120.000 tỷ đồng, mặc dù lãi suất ưu đãi không thấp như gói 30.000 tỷ đồng nhưng cũng sẽ là chất xúc tác để thị trường vực dậy.
Tuy nhiên, để giải ngân hiệu quả gói hỗ trợ lãi suất này, các ngân hàng cần thu xếp được vốn sớm ngay trong quý I/2023. Không chỉ 4 ngân hàng có vốn nhà nước được triển khai mà các ngân hàng thương mại cổ phần khác cũng cần được tham gia. Điều này sẽ tạo được sức mạnh và hiệu ứng lớn trên thị trường, nhất là tại đề án phát triển hơn 1,4 triệu căn nhà ở xã hội của Bộ Xây dựng vừa đề xuất cần rất nhiều vốn.
Bên cạnh nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cần triển khai cả nhà ở vừa túi tiền cho người dân thu nhập thấp không thuộc đối tượng được mua nhà ở xã hội. Bởi hiện nay, tại các thành phố lớn, hàng triệu người chưa có nhà ở, trong khi đó trên thị trường phân khúc này gần như mất hút.
Ngoài ra, rút kinh nghiệm từ các gói hỗ trợ lãi suất khác trên thị trường, gói hỗ trợ này cần có hướng dẫn nhanh chóng, cụ thể từng đối tượng, từng doanh nghiệp. Nhìn từ bài học của gói hỗ trợ 30.000 tỷ cách đây 10 năm thì thời gian đầu ách tắc giải ngân, thậm chí gần như không thực hiện được bởi nguyên nhân thiếu hướng dẫn về thủ tục với ngân hàng, các đối tượng vay vốn.
“Nhiều người rất kỳ vọng vào gói hỗ trợ lãi suất này bởi nó sẽ giải phần nào cơn khát về vốn đang ách tắc gần 2 năm nay”, ông Nguyễn Anh Đức nói.
Dự án xem nhiều:
- Kim Đô Policity
- Việt Đức Legend City
- Từ Sơn Garden City
- Hanoi Phoenix Tower Cao Bằng
- Nhà ở xã hội Rice City Long Biên
- Hud Mê Linh Central
- Khu đô thị Việt Đức Legend City
Có thể bạn sẽ quan tâm:
- Dự án khu đô thị Từ Sơn Garden City
- Dự án khu đô thị Kim Đô PoliCity
- Nhà ở xã hội RICE CITY LONG BIÊN
- Dự án AMDI GREEN CITY
Nguồn: https://ift.tt/jvxeBrk
Bài gốc: Gói 120.000 tỷ đồng có giải được “cơn khát” về vốn cho thị trường bất động sản?